Cách bắt chuyện với người nước ngoài – Dễ hay khó ?

Việt Nam là quốc gia đang phát triển và thu hút rất nhiều người nước đến đây sinh sống và làm việc. Như các bạn đã biết, họ đến Việt Nam tìm các cơ hội việc làm, kinh doanh, sinh sống hoặc du lịch với

Không thể phủ nhận rằng, đó là cơ hội rất tốt cho mỗi chúng ta có thể luyện tập khả năng tiếng Anh cũng như làm việc chung với họ, hợp tác với họ ngày càng nhiều hơn trong tương lai.  Tuy nhiên, việc đầu tiên là, bạn có đủ tự tin để thử lần đầu trò chuyện với người nước ngoài không? Liệu bạn đã biết cách bắt chuyện với người nước ngoài chưa? Việc bắt chuyện với Tây khó hay dễ? 

Cách nói chuyện với người nước ngoài khi gặp trực tiếp

Nếu tình cờ gặp và bạn rất muốn nói chuyện với người nước ngoài, bạn nên bắt đầu thế nào để làm quen?

Đầu tiên, chắc chắn cần phải chuẩn bị tâm thái

Thực sự thì, nhiều người vẫn chưa biết cách bắt chuyện với người khác, họ ngại ngùng, rụt rè, không biết phải nói gì khi giao tiếp chứ đừng nói là nói chuyện với người nước ngoài. Có thể bạn nắm vững ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản, cùng số lượng từ vựng “không hề kém cạnh ai”, nhưng hễ cứ gặp người lạ là bạn “câm như hến” vì chẳng biết phải nói gì. Theo các chuyên gia Anh ngữ, điều đầu tiên bạn cần chính là điều chỉnh tâm thái của chính bản thân trước khi làm quen với người nước ngoài. Bất kỳ ai cũng thích và bị lôi cuốn bởi những cuộc nói chuyện vui vẻ, hài hước và thoải mái. Tâm thái của mỗi người trong cuộc đàm thoại cần cởi mở, thân thiện và phản xạ nhanh. Hãy tự nhìn nhận đó là cơ hội tốt cho chính bản sửa đổi sự rút rè, nhút nhát trong lần đầu trò chuyện này. Bởi lẽ, kĩ năng đó không chỉ áp dụng một, mà chắc chắn là rất nhiều lần. 

Tiếp theo, chủ động mở lời chính là cách làm quen với người nước ngoài nhanh nhất.

Nào, bước tiếp theo chính là bắt đầu ngay một cuộc trò chuyện với họ – cách nói chuyện với người nước ngoài bằng tiếng Anh. Bạn chỉ cần giao tiếp tiếng Anh cơ bản với người nước ngoài để làm quen với họ. Nôm na, bạn tự chào hỏi và tự giới thiệu bản thân trước với một thái độ niềm nở: “Hi, my name is…”, “Hello, i’m …, nice to meet you!”…; (xin chào, tên tôi là…rất vui được gặp bạn). sau đó tiếp tục với một câu hỏi về người kia như: “where are you from?” (bạn đến từ đâu?)  Tài tình và thông minh hơn, thêm ngay bước đệm trước màn tự giới thiệu bằng một câu hỏi đơn giản, như “it’s too hot today, isn’t it?!”, hay là “the weather is so hot, isn’t it?”, hãy lựa chọn tình huống phù hợp và quan sát thái độ đối tượng để lựa chọn câu hỏi thông minh nhất. Thành công ở bước này, chắc chắn đối tác sẽ đáp lại bằng một sự thân thiện và nhiệt tình, và thế là bạn đã biết cách nói chuyện với người nước ngoài mới quen rồi đấy.

Lắng nghe là bước quan trọng kế tiếp khi đề cập đến cách giao tiếp với người nước ngoài

Yếu tố “lắng nghe” rất quan trọng, bất kì cuộc trò chuyện nào, đặc biệt là khi bạn phỏng vấn người nước ngoài. Bạn cần tập trung những gì đối phương nói, vừa để luyện nghe, vừa thể hiện thái độ lịch sự và chú tâm vào cuộc nói chuyện. Đặc biệt, khi lắng nghe, bạn có thể lợi dụng các thông tin người đó cung cấp để tiếp tục kéo dài câu chuyện. Lắng nghe luôn luôn là bước quan trọng trong những cách bắt chuyện với người nước ngoài để tạo thiện cảm và sự thu hút giữa hai bên.

Duy trì cuộc hội thoại

Sau khi lắng nghe, bạn cần đáp lại. Trong nội dung duy trì cuộc hội thoại, bạn chính là đang ngầm thông báo với đối tác biết rằng, bạn nắm bắt câu chuyện và những gì mà họ đã nói rất rõ.  Có thể chỉ cần đơn giản là đáp lại bằng các câu ngắn gọn như: “That must be interesting!” (điều đó thật thú vị), “Really? I’ve never tried that.” (Thật ư? Tôi chưa bao giờ thử cả), “Really? it’s great to hear that from a foreigner (Thật ư? Thật thú vị khi nghe điều này từ bạn), and … which cities have you been to?” (Những thành phố nào bạn đẽ ghé thăm khi tới Việt Nam?)…  Trường hợp không nghe rõ, bạn cứ mạnh dạn hỏi: “excuse me?” hay “sorry, I do not understand what you said, could you repeat, please?”  Bạn đừng nên ậm ừ hay cười trừ cho qua những lúc như vậy, vì sẽ rất nhạt nhẽo mà khi nhắc lại vấn đề đó bạn lại tỏ ra cứ như nghe lần đầu, người đối diện sẽ nghĩ bạn không tập trung. Thế nên, ngoài việc duy trì cuộc hội thoại cũng như thể hiện sự tự tin, hoạt ngôn trong giao tiếp, bạn nhất định phải nắm chắc kiến thức tiếng Anh để có thể giao tiếp, hoặc những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng, bạn có thể khám phá thêm với 100 MẪU CÂU GIAO TIẾP THÔNG DỤNG TRONG TIẾNG ANH NHẤT ĐỊNH PHẢI HỌC

Để tạo thiện cảm thì bạn đừng tiếc sử dụng các lời khen: Your name is very nice (Tên bạn thật đẹp), Your country is very wonderful (Đất nước của bạn thật tuyệt vời!), You are very friendly (Bạn rất thân thiện). Hay đơn giản, chỉ cần tìm ra điểm chung giữa bạn và họ, bạn sẽ tạo được sự thân mật hơn trong giao tiếp.